Giỏ hàng

3 nghệ thuật quản lý sản xuất

Đối với một nhà quản lý, một tổ trưởng sản xuất thì việc nắm vững các cách thức quản lý, vận hành công việc đóng vai trò hết sức quan trọng. Và giới kinh doanh gọi là nghệ thuật quản lý sản xuất. Và để dây chuyền sản xuất được vận hành hiệu quả hơn, bạn hãy tham khảo 3 nghệ thuật “xương máu” dưới đây. 

Nắm được tính chất của công việc sản xuất 

Sẽ thật vô lý nếu như nhà quản lý, tổ trưởng sản xuất mà lại không nắm được toàn bộ tính chất công việc. Cụ thể, công việc cần đáp ứng bao gồm: vận hành quy trình sản xuất trong phân xưởng, ổn định số lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung ứng hàng hóa đầy đủ theo nhu cầu của khách hàng, giải quyết vấn đề phát sinh… 

Và để có thể đáp ứng được những yêu cầu về tính chất công việc nêu trên thì nhà quản lý cần phải xây dựng cho mình một bộ nghệ thuật quản lý sản xuất. Quản lý ở đây không chỉ riêng công việc mà còn quản lý cả con người. Bởi, trong lĩnh vực sản xuất, lực lượng lao động chủ yếu là công nhân với những đặc thù riêng biệt. Do đó, nếu không được quản lý hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc. 

nghệ thuật quản lý sản xuất

Nhà quản lý sản xuất cần nắm vững được tính chất công việc mà mình đang thực hiện

Có 2 vấn đề trong việc nắm vững tính chất công việc sản xuất mà nhà quản lý cần có, bao gồm: 

Tố chất quản lý: Một người quản lý sản xuất cần phải toát lên được những tố chất nhất định, nó bao gồm vẻ bề ngoài và tính cách bên trong. Tất cả đều hướng đến một tiêu chuẩn chung là: tác phong gọn gàng, chuẩn mực, sự nghiêm nghị, lịch sự, công tư phân minh, hòa đồng, ăn nói và hành động rõ ràng, tôn trọng nhân viên của mình, tạo sự thoải mái nhất định trong quá trình làm việc. 

Kỹ năng quản lý sản xuất: Đây cũng là một trong những nghệ thuật quản lý sản xuất cần phải có. Nghệ thuật này được biểu hiện rõ nét thông qua khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng mềm về ngoại ngữ, tin học để bổ trợ cho quá trình làm việc. Bên cạnh đó còn là khả năng ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp và công nhân của mình. 

Biết cách tăng năng suất lao động 

Nhiệm vụ chính của nhà quản lý sản xuất là hoàn thành công việc và tăng năng suất lao động một cách tối đa. Và để có thể làm được điều này thì đòi hỏi nhà quản lý phải nắm vững được 4 yếu tố sau đây: 

Phương pháp sản xuất: Cách thức thực hiện quy trình sản xuất; phương pháp hạn chế, khắc phục các rủi ro, tổn thất trong quá trình sản xuất; phương pháp giảm tốc máy, tránh trường hợp máy móc bị quá tải dẫn đến hư hỏng. 

Nhân công: Nhà quản lý cần nắm được quá trình thực hiện công việc của mọi nhân công thuộc phạm vi quản lý của mình. Thông qua quá trình kiểm tra để đưa ra đánh giá, nhận xét về kết quả, quá trình làm việc, đồng thời đưa ra cách điều chỉnh sao cho phù hợp. 

Nguyên liệu sản xuất: Tuyệt đối tránh tình trạng dùng nguyên liệu một cách phí phạm hoặc sai mục đích, đảm bảo đủ nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

Thiết bị sản xuất: Trong nghệ thuật quản lý sản xuất, người quản lý phải biết cách tối ưu thiết bị, nâng công suất máy móc, kiểm tra máy móc thường xuyên để nếu hư hỏng thì có thể kịp thời sửa chữa. Bên cạnh đó, cần quản lý toàn bộ khu vực làm việc, môi trường, điều kiện làm việc… nhằm đảm bảo sự thuận lợi và thoải mái cho công dân. 

nghệ thuật quản lý sản xuất

Tăng năng suất lao động là cách giúp cho hiệu quả công việc đạt được cao hơn

Xây dựng môi trường làm việc tích cực 

Trong môi trường sản xuất, đối tượng lao động chủ yếu là công nhân với từng vùng miền, đặc tính khác nhau. Cũng chính lý do này mà sẽ gây nên sự bất đồng, tạo bè phái trong quá trình làm việc, từ đó ảnh hưởng đến kết quả đạt được. Do đó, nhà quản lý phải biết cách xây dựng một môi trường làm việc tích cực, hòa đồng, thân thiện. 

Trong nghệ thuật quản lý sản xuất, một môi trường làm việc lý tưởng là mọi công dân đều được làm việc, được công nhận và đối xử công bằng. Đồng thời, được trang bị đầy đủ các kỹ năng, kiến thức, điều kiện để hoàn thành công việc tốt nhất. Để đạt được điều này thì nhà quản lý sản xuất cần phải có những điều sau đây: 

- Thu hút công nhân lắng nghe ý kiến của mình. 

- Có thái độ làm việc cởi mở, thường xuyên hỗ trợ, động viên công nhân cả trong công việc và trong đời sống. 

- Có mục tiêu rõ ràng và tạo điều kiện để cho công nhân của mình có thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. 

- Đánh giá năng lực của công nhân dựa trên năng lực thực chất, công tư phân minh, tuyệt đối tránh tình trạng ức hiếp kẻ yếu. 

- Nghiêm minh trong vấn đề xử phạt, xử lý các tình huống phát sinh. Không có tình trạng bênh vực, bao che hay không có định kiến. 

nghệ thuật quản lý sản xuất

Nhà quản lý cần tạo môi trường làm việc tích cực cho công nhân 

Phạm Miên sưu tầm

Nguồn: 3 nghệ thuật quản lý sản xuất mà bạn cần nắm vững (unica.vn)